- Vi khuẩn mụn P.Acne:
Tuyến bã nhờn tạo ra bã nhờn, dầu, cần thiết để bôi trơn bề mặt của da. Da bị mụn trứng cá là vì vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.Acne) phát triển và lây lan. Quá nhiều vi khuẩn P.Acne làm cho da sản xuất bã nhờn quá mức làm bít các lỗ chân lông và cùng với da chết và bụi bẩn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn mụn phát triển. Do vi khuẩn mụn phát triển nên những người có mụn trứng cá sẽ có nhiều P.Acne tại các nang lông hơn so với người không có mụn. Vi khuẩn P.Acne tăng sinh làm viêm dần ra bề mặt da. Tình trạng da như vậy gọi là mụn trứng cá. Điều này có thể gây nên mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, nốt sần và u nang có thể xảy ra.
- Đối tượng hay bị mụn:
* Thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì: Do lượng hóc-môn kích thích tố androgen quá mức.
* Người bị Stress: Do phải chịu áp lực nặng nề về thể chất, tinh thần làm việc hoặc học tập, không ngủ đủ giấc.
* Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ trước hoặc trong giai đoạn mang thai thường có lượng kích thích tố progesterone dư thừa quá mức.
* Người hay make-up: Việc dùng mỹ phẩm quá nhiều làm bít các lỗ chân lông.
* Tác động bởi tia cực tím UV: Tia cực tím nguy hiểm với da tạo ra nhiều tế bào chết và làm bít các lỗ chân lông.
Để điều trị những vấn đề trên thì chìa khóa chính là tiêu diệt vi khuẩn P.Acnes.
Các phương pháp điều trị mụn truyền thống
- Dùng dược phẩm theo toa, điều trị tại chỗ
- Sử dụng các kháng sinh uống, điều trị liên quan đến nội tiết tố
- Trị liệu bằng ánh sáng
- Phương pháp truyền thống
Và hiệu quả của các phương pháp này
- Phương pháp điều trị dùng kháng sinh chỉ hiệu quả với một số chủng vi khuẩn và các mụn mủ viêm.
- Để kháng được vi khuẩn đòi hỏi phải sử dụng các loại thuốc có nồng độ cao hơn, có thể gây ra phototoxicity, chóng mặt, các vấn đề về dạ dày-ruột, và sốc phản vệ thuốc.
- Phương pháp điều trị lien quan đến nội tiết tố chỉ phù hợp với số ít phụ nữ có mụn mủ.
- Trị liệu bằng ánh sáng gây tác dụng phụ như thay đổi sắc tố da, làm thô ráp và lột da.
Các phương pháp điều trị mụn truyền thống chỉ đạt hiệu quả 29%